Đăng bởi Để lại phản hồi

Kỹ thuật trồng Atiso đỏ (hoa bụp giấm) làm cảnh và làm thuốc

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Atiso đỏ trên sân thượng 1

Dù sống ở thành phố đông đúc, chật chội nhưng có nhiều người vẫn nghĩ ra cách trồng được các loại rau củ, cây ăn quả,… để phục vụ cho nhu cầu của bản thân và gia đình. Vậy bí quyết của họ là gì? Rất đơn giản, người ta thường tận dụng những khoảng sân trống, đặc biệt là sân thượng nhà mình để thỏa mãn thú vui trồng trọt. Nhiều loại cây được trồng trong các thùng xốp, chậu đã phát triển, cho thành quả đạt như mong đợi, thậm chí nhiều người còn xây dựng hẳn một khu vườn trên tầng thượng nhà mình. Hãy đọc bài viết dưới đây để tham khảo Kỹ thuật trồng Atiso đỏ làm cảnh và làm thuốc ngay tại sân thượng nhà bạn!

Hoa Atiso đỏ loài hoa đẹp, tốt cho sức khỏe

Hoa atiso đỏ còn thường được biết đến với một cái tên khác là bụp giấm. Hiện nay, chúng được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Dù tên là atiso đỏ nhưng thực ra hoa của chúng có 5 cánh màu trắng, còn màu đỏ sẫm nổi bật, đặc trưng người ta thường nhắc lại đến từ búp hoa lúc chưa nở. Ngoài công dụng làm si rô, nước uống giải khát nhờ có vị chua đặc trưng và màu đỏ đẹp mắt của phần đài hoa, cây Atiso còn được dùng để lấy sợi, làm màu thực phẩm hay nấu canh chua.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Atiso đỏ trên sân thượng 3

Người ta thường thu hoạch khi Atiso vẫn còn là búp hoa chưa nở, sau đó đem phơi khô để làm trà hoặc nước ngâm giải khát. Tuy có mùi nhạt nhưng bù lại Atiso đỏ có vị ngon đặc biệt, thanh mát, rất thích hợp để uống vào mùa hè. Hoa Atiso đỏ ngâm với đường và mật ong có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt cơ thể, phòng rôm sảy, mụn nhọt, táo bón,…

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Atiso đỏ

Kỹ thuật trồng đơn giản nhất

Chuẩn bị

Kỹ thuật trồng Atiso đỏ
Hạt giống atiso đỏ

Hoa Atiso đỏ thường được trồng bằng phương pháp gieo hạt, chính vì vậy, bước đầu tiên, bạn cần phải có được hạt giống chất lượng, có tỷ lệ nảy mầm cao và không chứa chất bảo quản.

Bạn có thể tìm mua hạt giống chính hãng ngay tại Thegioihatgiong.com, link sản phẩm: Hạt giống atiso đỏ

Vì trồng trên sân thượng nên bạn cũng cần chuẩn bị một vài dụng cụ làm vườn chuyên dụng. Atiso khá dễ sống, bạn có thể trồng chúng trong các chậu, thùng xốp có sẵn trong nhà, thậm chí tận dụng bao xi măng bỏ đi. Tuy nhiên, dù trồng bằng gì thì bạn cũng phải đảm bảo nơi trồng có độ thoát nước tốt để giúp cây tránh khỏi tình trạng ngập úng, thối rễ. Ngoài ra, bạn cần mua thêm cuốc cán nhỏ hay dụng cụ làm vườn chuyên dụng để xới đất.
Atiso đỏ có nguồn gốc từ Tây Phi, chúng ưa khí hậu nóng ẩm và đặc biệt không kén đất trồng, chính vì thế hoàn toàn phù hợp để trồng trên sân thượng (với điều kiện có mái che chắn). Đất trồng hoa Atiso cũng không cần chuẩn bị quá cầu kỳ, tuy nhiên chúng cần độ ẩm và thoát nước tốt, thoáng khí. Nếu trong điều kiện không có đất trồng sẵn tại nhà, bạn có thể tìm mua các hỗn hợp đất tại cửa hàng cây cảnh.
Nếu tự chuẩn bị đất, bạn nên tiến hành trộn chúng với các loại giá thể trồng cây như vỏ trấu, xơ dừa, than mùn, mùn hữu cơ,… hoặc các loại phân trùn quế, phân gà, phân bò hoai mục để tăng độ thoát nước và hàm lượng dinh dưỡng cho đất nuôi cây.

Cách trồng hoa Atiso đỏ

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Atiso đỏ trên sân thượng 5
Kỹ thuật trồng Atiso đỏ

Trước khi tiến hành gieo, bạn nên ngâm hạt trong nước khoảng 2 – 3 tiếng để trưng hạt, kích thích nảy mầm nhanh và tốt hơn. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết mát mẻ, đất đã có độ ẩm sẵn thì không cần thực hiện công đoạn này.

Khi trồng trên sân thượng, bạn nên đặt các thùng xốp, chậu cây ở gần nhau để dễ cho quá trình chăm sóc sau này. Đầu tiên, cần dùng dụng cụ xới cho tơi đất sau đó tiến hành tạo từng hốc nhỏ sâu khoảng 1.5 – 3cm, cách nhau 3 – 5cm. Mỗi hốc sẽ gieo 2 – 3 hạt để đảm bảo tỉ lệ nảy mầm, gieo xong thì phủ thêm một lớp đất, xoa đều. Tiến hành tưới nước ngay sau khi gieo để cung cấp độ ẩm, kích thích hạt giống nảy mầm.

Khi cây con phát triển, cao đến chừng 20cm thì bạn sẽ bắt đầu công đoạn tỉa bớt cây xấu, chỉ để lại một cây tốt trong hố, rồi phủ thêm một lớp đất tơi dày khoảng 3cm.

Một số lưu ý khi chăm sóc cây sau trồng

Kỹ thuật chăm sóc hoa Atiso đỏ
Kỹ thuật trồng Atiso đỏ

Về chế độ tưới nước, chúng ta sẽ linh hoạt thay đổi tùy theo điều kiện thời tiết. Vào mùa khô, bạn cần tiến hành tưới nước cho cây 2 lần 1 ngày, lúc sáng sớm và chiều muộn để đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm cho chúng phát triển. Sang mùa mưa, tần suất tưới nước sẽ giảm xuống đồng thời chú ý phải tháo nước cho cây để tránh tình trạng ngập úng, thối rễ.

Sau khi trồng khoảng 15 – 20 ngày, bạn nên tiến hành bón lót đợt 1 cho hoa Atiso đỏ bằng các loại phân hữu cơ như phân bò, phân dê, phân trùn quế,… Tiếp đó, trong quá trình chăm sóc, duy trì bón cho cây khoảng 20 ngày 1 đợt phân.
Đặc biệt, suốt mùa vụ, bạn lưu ý cần vun xới đất cho cây từ 2 – 3 lần, thường xuyên làm sạch cỏ dại để tránh tình trạng cỏ ăn mất chất dinh dưỡng khiến cây chậm hay kém phát triển.

Xem thêm: Cách trồng và thu hoạch cây hạ khô thảo cho người mới bắt đầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *